Xạ đen
1. Thông tin khoa học
Tên khoa học: Celastrus hindsii Benth et Hook
Tên khác: Xạ đen, Cây dây gối Ấn độ, Thanh giang đằng
Họ: Celastraceae (Dây gối)
2. Mô tả
Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi, thân cây dạng dây dài từ 3-10m, cành tròn. Lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, về sau có màu xanh. Lá mọc so le, phiến lá bầu dục, hình xoan ngược, dài 7-12cm, rộng 3-5cm, dai, gân bên 7 đôi, mép có răng tháp, cuống lá 5-7mm. Chùm hoa ở ngọn hay nách lá, dài 5-10cm, cuống hoa 2-4mm, hoa mẫu 5 cánh, cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ô. Quả hình trứng, dài 1cm, khi chín có màu vàng và tách ra thành 3 mảnh, hạt có áo hạt màu đỏ hồng.
Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 8-12
Hình 1: Hình ảnh cây Xạ đen Celastrus hindsii
3. Cây nhầm lẫn
Cây Xạ đen Celastrus hindsii thường bị nhầm lẫn với cây Cùm cụm răng (Ehretia dentata Courch.), còn gọi Xạ đen Hòa Bình). Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau rất rõ về thành phần hóa học giữa cây Celastrus hindsii và Ehretia dentata. Luận án tiến sĩ của học giả Nguyễn Huy Cường (2009) đã chỉ ra rất rõ các thành phần hóa học trong Ehretia dentata ( dân gian hay gọi tên là xạ đen Hòa Bình ) không thể hiện bất kì tác dụng ức chế nào đối với các dòng tế bào ung thư gan và phổi. Do vậy chỉ duy nhất loài xạ đen châu Âu tên khoa học (Celastrus hindsii ) có nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam và chứng minh tác dụng ức chế tế bào ung thư.
Hình 2: Hình ảnh cây xạ đen Hòa Bình (Ehretia dentata ) hay bị nhầm lẫn với cây Xạ đen châu Âu chuẩn
4. Phân bố sinh thái
Cây mọc ở vùng thấp với độ cao 1000-1500m. Phân bố ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar. Ở Việt Nam, cây Xạ đen Châu âu (Celastrus hindsii) rất hiếm gặp trong tự nhiên. Phân bố rải rác ở Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, vườn quốc gia Cúc Phương, Thừa Thiên Huế, Tây Nguyên…
5. Sử dụng và nghiên cứu về Xạ đen
- Trên vùng núi cao của tỉnh Hòa Bình, đồng bào dân tộc Mường thường dùng một loại cây dại mọc hoang có tên là Xạ đen (hay Xạ đen cuống, tiếng Mường gọi là Xạ cái) để chữa trị bệnh u bướu, mụn nhọt. Theo y học cổ truyền: Cây Xạ đen có vị thơm mát, là vị thuốc rất đa công dụng. Cây mới chỉ được dùng theo kinh nghiệm của một số bà lang, chưa có kiểm chứng khoa học.
- Nhiều chục năm trước, cây Xạ đen từng được Lương y người Mường Bùi Thi Bẻn đặt tên là cây ung thư và chuyên dùng để chữa các loại u phổi nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh công dụng này, mà chỉ qua lời truyền miệng sai lệch của dân gian.
- Đề tài NCKH do Giáo sư Lê Thế Trung (nguyên chủ tịch Hội Ung thư TP. Hà Nội) công bố về cây Xạ đen Celastrus hindsii có tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u, đặc biệt là các khối u ác tính (ung thư). Công bố của nghiên cứu này trùng khớp với các Công bố nghiên cứu trên thế giới về loài Celastrus hindsii (Xạ đen). Đã có 7 công trình nghiên cứu trên thế giới về loài cây này.
Nghiên cứu cho thấy trong xạ đen có các hoạt chất Flavonoids, Quinone (có tác dụng phòng chống ung thư và làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu), hợp chất Saponin Triterpenoids (có tác dụng chống nhiễm khuẩn). Đây là một trong số những hoạt chất rất quý mà ít thấy ở các cây thuốc như: Trinh nữ hoàng cung, cây hoàn ngọc, cây thông đỏ…
Năm 1999 đề tài cấp nhà nước của giáo sư Lê Thế Trung được nghiệm thu, cây Xạ đen được ghi nhận là có tiềm năng trong việc kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu lâm sàng nào về tác dụng này. Cũng cần lưu ý là mọi công bố khoa học của cố GS.TS. Lê Thế Trung và thế giới về tác dụng ức chế tế bào ung thư đều nói về loài Celastrus hindsii (ảnh ở trên) chứ không phải là cây xạ đen Hòa Bình (Ehretia dentata Courch.). Tuy nhiên sau đó một số lang vườn đã cố tình gán cây Xạ đen Hòa Bình cho công trình của GS, Trung. Đây là chuyện treo đầu Dê bán thịt Chó và làm bao bệnh nhân ung thư tiền mất tật mang về cái gọi là Xạ đen Hòa bình
6. Thành phần
6.1. Các polyphenol:
Ly và cộng sự đã tiến hành chiết xuất và phân lập được từ dịch chiết Methanol 50% từ lá của loài Celastrus hindsii Benth. Kết quả thu được 8 hợp chất polyphenol gồm rutin , kaempferol 3-rutinoside , axit rosmarinic , axit lithospermic và axit lithospermic B , và ba oligome mới của axit rosmarinic, một dimer và hai trimers . Đây đều là các chất có khả năng chống oxi hóa rất tốt.
6.2. Các sesquiterpene và triterpene
- Từ thân cây loài Celastrus hindsii Benth, Hui-Chi HUANG cùng nhóm nghiên cứu đã xác định các estar agarofuran sesquiterpene, 1b, 2b, 6a, 15b-tetracetoxy-8b, 9a-dibenzoyloxy-b-dihydroagarofuran (celahin D) , emarginatine E. Ba triterpen được xác định gồm loranthol, lupenone và friedelinol.
- Bốn hợp chất triterpene mới, celasdin-A (14), celasdin-C (15), celasdin-B (16) và cytotoxic maytenfolone-A, được phân lập từ Celastrus hindsii. Đánh giá sinh học cho thấy maytenfolone -A có khả năng kháng tế bào ung thư gan (HEPA-2B, EDs0 = 2.3 / zg ml – ~) và ung thư biểu mô vòm họng (KB, EDs0 = 3,8 #g ml – 1). Celasdin-B đã được tìm thấy đã thể hiện khả năng ức chế sao chép HIV hoạt động trong các tế bào lympho H9 với ECs0 là 0,8 / zg ml. [3][8]
- Nghiên cứu hóa học của Celastrus hindsii đang phát triển ở Việt Nam đã dẫn đến phân lập và làm sáng tỏ cấu trúc của axit glucosyringic, lup-20 (29) -ene-3β, 11β-diol, lup-20 (29) -ene-3-one (lupenone) và lup-5,20 (29) -diene-3-one
- Theo Lou và cộng sự, trong loài Celastrus hindsii Benth có các triterpenoids loại oleanane (1- 2) mới và một diterpenoid loại podocarpane mới, cùng với 20 hợp chất đã biết (5 -24 ) được phân lập từ thân cây Celastrus hindsii Ngoài ra, tất cả các hợp chất được đánh giá cho các hoạt động chống vi rút in vitro của chúng chống lại vi rút hợp bào hô hấp (RSV) bằng các xét nghiệm giảm hiệu ứng tế bào (CPE). Các hợp chất 7, 10, 11, 19 và 24 thể hiện hoạt động chống RSV rõ ràng với các giá trị IC50 từ 1,55 đến 6,25 M.
- Một loại macrocyclic lactone mới có tên Hindsiilactone A , 5,8-quinoflavan mới có tên Hindsiiquinoflavan B và ba hợp chất đã biết (Combretastatin D-2 , Combretastatin D-3 và isocorn được phân lập từ chiết xuất ethanol 80% từ thân cây Celastrus hindsii Tất cả các hợp chất phân lập được đánh giá có độc tính tế bào chống lại bốn dòng tế bào khối u ở người gồm : NCI-H187, HCT116, BC-1 và HuH7.
7. Tác dụng của cây xạ đen
Tác dụng chống khối u
- Các hoạt chất Flavonoids, Triterpenoids, Polyphenols có tác dụng chống hình thành khối u, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và hạn chế sự di căn ung thư.
- Tác dụng chống ung thư của cây xạ đen đã được chứng minh trong đề tài “Nghiên cứu tác dụng chống ung thư của cây xạ đen” là đề tài cấp Nhà nước do giáo sư Lê Thế Trung làm chủ nhiệm, thực hiện tại Học viện Quân y giai đoạn 1987-1999. Năm 1999 đề tài được nghiệm thu và cây xạ đen được công nhận là một vị thuốc nam có tác dụng điều trị ung thư.
Tác dụng chống oxy hóa
- Các hoạt chất của xạ đen đều có tác dụng chống gốc tự do và làm giảm tác hại của gốc tự do với các tế bào
-
Nếu huyết áp cao được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, thì huyết áp...
-
Ung thư đại tràng là căn bệnh phổ biến, thường hay gặp nhất trong các...
-
Với cơ chế lọc mỡ thừa trong cơ thể hiệu quả, nấm lim xanh là thảo...
-
Dược chất germanium và polasaccharide trong nấm lim xanh Tiên Phước có...
-
Bệnh xơ gan được coi là một trong những căn bệnh nan y bởi nó gây ra...
-
Bệnh gout được coi là bệnh viêm khớp gây đau đớn nhất. Nó sinh ra...
-
Bệnh ung thư vẫn luôn là “căn bệnh chết” đối với bất kỳ ai mắc phải....
-
Chi nhan dc roi e ah. Lan dau tien mua tren mạng mà chi cảm thấy hài lòng . Chi uống hết chi lại mua...
Chị Minh Ánh - Lạng Sơn -
Bác sử dụng nấm của chú Quang dùng rất tốt , bác cảm ơn chú nhiều
Bác Hồ Minh Đức - Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An -
Rất nhiệt tình, niềm nở, thái độ phục vụ ân cần kỹ năng và sự chuyên nghiệp cao, chăm sóc tỉ mỉ.
Chị Cẩm Tuyết - Quảng Nam
-
Hỗ trợ khách hàng
Giờ làm việc
Từ thứ 2 - thứ 7
Buổi sáng 7h - 1130h
Buổi chiều 13h30 - 17h